Tóm tắt nội dung
Công cụ phái sinh là gì?
Công cụ phái sinh (derivative) là những hợp đồng mà giá trị của chúng phụ thuộc vào những tài sản cơ sở (underlying asset) nhằm chia sẻ rủi ro giữa người bán (short position) và người mua (long position).
Tài sản cơ sở (underlying asset) có thể là cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số (VN30, S&P500…),hàng hoá (vàng, dầu, hạt cafe, lúa mì,…), tiền tệ, lãi suất…
Giá trị của một công cụ phái sinh không chỉ phụ thuộc vào giá trị của tài sản cơ sở mà còn phụ thuộc vào đặc trưng của bản thân chúng.


Trước giờ, giới truyền thông thế giới luôn đặt trọng tâm vào những trường hợp lạm dụng các công cụ phái sinh để đầu cơ. Họ ít khi viết về những nhà đầu tư sử dụng công cụ phái sinh để tránh thua lỗ do biến động về giá, tỷ giá hối đoái và lãi suất thành công như thế nào.
Điều quan trọng cần lưu ý rằng công cụ phái sinh là những công cụ chia sẻ rủi ro. Điều này nghĩa là hai bên tham gia giao dịch chia sẻ cho nhau các rủi ro liên quan đến tài sản cơ sở.
Dưới đây là trích đoạn nội dung giao lưu giữa thượng nghị sĩ Paul Sarbanes và Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Ben Bernanke tại Senate Banking Committee hearing, November 2005.
Các bạn thấy đấy, công cụ phái sinh đóng vai trò quan trọng trong thị trường tài chính cũng như thị trường hàng hoá bằng việc cho phép những người tham gia thị trường kiểm soát việc tiếp cận của họ đối với những loại rủi ro khác nhau.
Có bốn loại công cụ phái sinh chủ yếu
– Hợp đồng tương lai (futures contract)
Hợp đồng tương lai là những hợp đồng giữa người mua và người bán về một mặt hàng, chứng khoán hay những loại tài sản khác mà sẽ được giao dịch ở một thời điểm nhất định trong tương lai.
Hợp đồng tương lai được chuẩn hoá về tài sản có sở, số lượng đơn vị tài sản cơ sở, thể thức thanh toán và ký hạn giao dịch.
– Hợp đồng kỳ hạn (forward contract)
Hợp đồng kỳ hạn cũng giống như hợp đồng tương lai nhưng không có trung tâm xử lý thông tin. Có rủi ro đối tác không thực hiện hợp đồng.
– Hợp đồng quyền chọn (options contract)
Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng mà người mua có thể chọn mua/không mua tài sản cở sở ở một mức giá quy định vào hoặc trước một ngày cụ thể. Nếu cảm thấy mua sẽ không có lợi thì người mua có quyền không mua.
– Hợp đồng hoán đổi (swap contract)
Hợp đồng hoán đổi cho phép một trao đổi những khoản thanh toán định kỳ về lãi suất, tiền tệ, hàng hoá, tín dụng…

Hãy xem xét một ví dụ về một nông dân trồng lúa tên tên Tèo để hiểu rõ hơn về công cụ phái sinh.
Ở Việt Nam có công cụ phái sinh không?
Có, công cụ phái sinh được đưa vào giao dịch từ ngày 10/08/2017 ở Việt Nam với tài sản cơ sở là chỉ số chứng khoán VN30-Index.
Chứng khoán phái sinh này cụ thể là Hợp đồng tương lai chỉ số VN30. Cụ thể:
- Quy mô hợp đồng: 100.000 đồng × điểm chỉ số VN30.
- Biên độ dao động giá: 7%.
- Bước giá/đơn vị yết giá: 0,1 điểm chỉ số.
- Tháng đáo hạn: Tháng hiện tại, tháng kế tiếp, hai tháng cuối 02 quý tiếp theo
- Đơn vị giao dịch: 1 hợp đồng.
- Phương thức giao dịch: khớp lệnh và thoả thuận.
Kiên Huỳnh
Blog Tôi Đầu Tư